Thứ 6 - 26/02/2016

Chức năng nhiệm vụ

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng chuyên môn


1. Phòng Tổ chức Hành chính:

A/ Chức năng:

Bộ phận Tổ chức hành chính là bộ phận nghiệp vụ chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự, hành chính của cơ quan.

B/ Nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất phương án kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các phòng thuộc Ban quản lý.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bố trí sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ viên chức, nhân viên.

3. Kiểm tra, bổ sung, lưu trữ hồ sơ cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

4. Tham mưu cho Giám đốc trong việc triển khai thực hiện Luật lao động, các Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Ban quản lý.

5. Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước về tiền lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, hợp đồng lao động và các chính sách liên quan đến người lao động.

6. Tổ chức thực hiện công tác phân loại, đánh giá cán bộ, viên chức hàng năm.

7. Quản lý hồ sơ nhân sự, tổng hợp báo cáo thống kê nhân sự, lao động và thu nhập theo luật định.

8. Tổ chức tiếp đón khách, tiếp dân đến liên hệ với cơ quan. Tổ chức các hội nghị tổng kết, khởi công, khánh thành,… và các cuộc họp quan trọng khác.

9. Tiếp nhận hồ sơ, công văn đến, phân loại, chuyển giao cho Ban Giám đốc và các phòng để giải quyết; Phát hành hồ sơ, công văn đi; Cập nhật, lưu trữ các loại hồ sơ, công văn theo thời gian và theo công việc.

10. Lên kế hoạch mua sắm văn phòng phẩm, cung cấp và theo dõi việc sử dụng của các phòng.

11. Tổ chức phổ biến kịp thời các văn bản của Nhà nước đối với cán bộ nhân viên theo chỉ đạo của Lãnh đạo Ban quản lý.

12. Tổ chức công tác bảo vệ an ninh, trật tự cho cơ quan, ghi chép theo dõi khách đi và đến cơ quan.

13. Thường trực điện thoại, Fax, Internet, truyền đưa tin tức, theo dõi tình hình báo đài, kịp thời báo cáo Ban Giám đốc các thông tin liên quan.

14. Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, theo dõi kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản, thiết bị máy móc, phương tiện của cơ quan, chăm lo điều kiện làm việc của cán bộ nhân viên, có kế hoạch trang bị bảo trì sửa chữa nhằm đảm bảo đảm cho cơ quan hoạt động bình thường.

15. Chủ trì nghiệm thu công tác sửa chữa văn phòng và cung cấp mua sắm  trang thiết bị văn phòng cho Ban Quản lý.

16. Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, y tế; Tổ chức lực lượng tự vệ, theo dõi quản lý lực lượng quân dự bị trong đơn vị.

17. Tổ chức, quản lý bộ phận tạp vụ, bảo vệ, lái xe.

18. Tổ chức phối hợp với các phòng, sắp xếp phòng họp lịch họp kịp thời, hợp lý.

19. Sắp xếp, bố trí xe công để phục vụ cho Giám đốc, phó Giám đốc và các Trưởng, phó phòng để đảm bảo công tác.

17. Chủ trì tổ chức công tác thanh lý vật tư thu hồi.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

C/ Quyền hạn:

1. Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ trong Ban quản lý cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công việc.

2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp có liên quan đến công tác về tổ chức hành chính.

3. Kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện tốt nội quy cơ quan.

4. Thay mặt Lãnh đạo Ban quản lý tiếp và hướng dẫn khách đến liên hệ để làm việc với các phòng liên quan.

5. Kiểm tra việc sử dụng tài sản của các đơn vị, cá nhân được phân bổ và đề xuất với Lãnh đạo Ban quản lý thu hồi tài sản khi xét thấy cần thiết.

6. Kiểm tra hình thức trình bày các văn bản của Ban quản lý trước khi trình ký và đóng dấu.

7. Trưởng phòng Tổ chức Hành chính được thừa lệnh Giám đốc Ban quản lý ký giấy giới thiệu và ký sao y các văn bản (theo thẩm quyền), tài liệu phục vụ cho công tác của đơn vị.

8. Phó trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng, phụ trách một số mặt do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng.

9. Mỗi cá nhân theo chức trách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, phát huy tính chủ động sáng tạo, tình thần trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của bộ phận, đồng thời là cơ sở xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình bầu thi đua khen thưởng.


2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

A/ Chức năng:

Phòng Tài chính Kế hoạch là phòng nghiệp vụ chuyên môn thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tài chính, kế toán, kế hoạch, hợp đồng, kiểm tra hồ sơ thanh toán, quyết toán, tổ chức lựa chọn nhà thầu và thẩm định đề cương nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, dự toán điều chỉnh khi không làm vượt tổng mức đầu tư được duyệt.

 B/ Nhiệm vụ:

1. Lập dự toán thu – chi của đơn vị để trình duyệt và quyết toán các nguồn vốn theo quy định.

2. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê để thực hiện công tác hạch toán kế toán thống kê theo luật định.

3. Thực hiện chế độ chính sách về quản lý sử dụng các nguồn vốn của Ban quản lý đúng theo luật định.

4. Thực hiện công tác kế toán tiền lương, BHXH, BHYT hàng tháng, hàng quý cho cán bộ nhân viên Ban quản lý.

5. Thanh quyết toán các công trình theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định hiện hành.

6. Kiểm tra tính pháp lý, đơn giá, sự phù hợp của khối lượng nghiệm thu với phiếu giá, chứng từ liên quan đến phiếu giá thanh toán và ký xác nhận trước khi chuyển bộ phận kế toán thanh toán theo đúng quy định của Nhà nước.

7. Kiểm tra, thanh quyết toán, hoàn thành các khoản thuế đối với Nhà nước theo quy định.

8. Lập và gửi đúng hạn các báo cáo thống kê và quyết toán của Ban quản lý theo chế độ quy định. Giải trình với các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xét duyệt các báo cáo kế toán thống kê và báo cáo quyết toán.

9. Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ các dự án, sổ sách chứng từ và các tài liệu kế toán đúng quy định.

10. Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán Nhà nước và các quy định của cấp trên để các phòng, cá nhân có liên quan thực hiện.

11. Chủ trì thực hiện công tác lập và trình duyệt kế hoạch của đơn vị.

12. Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch được giao. Đề xuất đầu tư các dự án khi có nhu cầu thực tế không nằm trong kế hoạch.

13. Tham mưu cho Lãnh đạo Ban quản lý trong việc giao kế hoạch cho các phòng và theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện.

14. Xây dựng chương trình công tác và tham gia kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của các phòng.

15. Tham mưu cho Giám đốc về nội dung, tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, thương thảo, đàm phán, hợp đồng, gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng trên cơ sở biên bản đề nghị gia hạn của các phòng, phối hợp với các phòng liên quan tổ chức thực hiện hợp đồng.

16. Tham mưu, tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu để trình Ban Giám đốc phê duyệt theo đúng quy định của luật đấu thầu.

17. Tổng hợp tình hình hoạt động để thống kê, báo cáo trong các cuộc họp giao ban của Ban Giám đốc và báo cáo định kỳ và đột xuất hàng năm.

18. Phối hợp với các phòng liên quan để thực hiện các công việc:

- Xem xét, đôn đốc các phòng chuyên môn trình các cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, hồ sơ lập dự án khả thi, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, hồ sơ thanh toán, công tác giải phóng mặt bằng, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các hồ sơ khác có liên quan. Theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ từ khâu chuẩn bị đầu tư đến hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

- Tổ chức thực hiện thẩm định và dự thảo thủ tục phê duyệt đề cương nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế, dự toán điều chỉnh khi không vượt tổng mức đầu tư được duyệt.

- Tham mưu, rà soát tính pháp lý Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn và tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tờ trình và dự thảo quyết định (tư vấn) của các phòng chuyên môn.

- Phối hợp với bộ phận Tổ chức hành chính tổ chức quản lý, mua sắm, theo dõi kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản, thiết bị, máy móc,… của cơ quan.

- Tham mưu cho Giám đốc việc đề xuất với các cơ quan thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung định mức, định ngạch cho phù hợp với chuyên ngành và điều kiện trên địa bàn quản lý.

19. Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

C/ Quyền hạn và trách nhiệm:

1. Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ trong Ban quản lý cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công việc của phòng.

2. Được quyền ký xác nhận vào hồ sơ thanh quyết toán và từ chối thanh quyết toán khi các cá nhân, đơn vị không đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo đúng các quy định của Nhà nước.

3. Kiểm tra đôn đốc các phòng, đơn vị liên quan để thực hiện tốt hợp đồng và báo cáo, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng với Giám đốc.

4. Tổ chức và chủ trì các cuộc họp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.

5. Thay mặt Lãnh đạo Ban quản lý tiếp và làm việc với khách về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.

6. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.

7. Thu hồi các khoản nợ, tạm ứng… của các đơn vị tư vấn, thi công vi phạm hợp đồng và các quy định về tài chính của Nhà nước.

8. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật trong công tác hoạt động tài chính, tiền lương, phụ cấp của đơn vị. Trực tiếp quản lý và điều hành các kế toán viên, có trách nhiệm báo cáo thường kỳ các công tác kế toán và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

9. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp có liên quan đến công tác về kế hoạch tài chính.

10. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật trong việc thực hiện những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thuộc quyền, có trách nhiệm báo cáo thường kỳ các công tác của Phòng và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

11. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, phụ trách một số mặt công tác do trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng.

12. Mỗi cá nhân theo chức trách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của phòng, đồng thời là cơ sở xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình bầu thi đua khen thưởng.


3: Phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp:

A/ Chức năng.

Phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp đại diện Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư về Xây dựng dân dụng – Công nghiệp do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

B/ Nhiệm Vụ:

1. Phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp thay mặt Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án Xây dựng dân dụng – Công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

2. Phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

3. Chủ trì tổ chức triển khai các công việc thực hiện liên quan đến công tác đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp do Ban quản lý làm chủ đầu tư (ngoại trừ công tác tài chính).

4. Tổ chức thực hiện kiểm tra hồ sơ dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp và trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Lập tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn và dự thảo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (tư vấn), dự thảo tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp, thiết bị đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp, chuyển Phòng tài chính – kế hoạch rà soát trình Giám đốc và các cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

6. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp theo quy định.

7. Tổ chức giám sát và nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp từ khi đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế được phê duyệt đến khi hoàn thành các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

8. Tổ chức giám sát xây dựng, giám sát lắp đặt và nghiệm thu chi tiết, nghiệm thu các hạng mục công việc, trang thiết bị. Tổ chức nghiệm thu hạng mục, giai đoạn kỹ thuật, nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nghiệm thu hết trách nhiệm bảo hành, đảm bảo chất lượng, đúng thủ tục và thành phần quy định đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

9. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ thanh toán, ký xác nhận theo đúng quy định và chuyển phòng tài chính kế hoạch kiểm tra, ký xác nhận trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp

10. Phối hợp với các phòng trong việc triển khai hợp đồng, góp ý với phòng Tài chính – kế hoạch về vật tư đưa vào công trình khi thương thảo hợp đồng, theo dõi tiến độ hợp đồng, tiến độ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lập thủ tục gia hạn hợp đồng chuyển phòng Tài chính – Kế hoạch rà soát trình Giám đốc phê duyệt, đôn đốc nhắc nhở nhà thầu thực hiện gia hạn hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lưu trữ, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho kế toán và các phòng liên quan trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và tiến độ triển khai các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp theo nhiệm vụ được giao.

12. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý, trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

13. Cung cấp các thông tin đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp cho các địa phương để thực hiện công tác giám sát cộng đồng.

14. Chủ trì thực hiện công tác báo cáo giám đánh giá đầu tư và xin cấp mã dự án đối với các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

C/ Quyền hạn:

1. Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ trong Ban quản lý cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công việc của phòng.

2. Quan hệ với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp có liên quan đến công tác quản lý các dự án thuộc phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp.

4. Trưởng phòng Xây dựng dân dụng – Công nghiệp chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp Luật trong thực hiện những công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thuộc quyền, có trách nhiệm báo cáo thường kỳ các công tác của phòng và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng phụ trách một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng.

6. Mỗi cá nhân theo chức trách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của phòng, đồng thời là cơ sở xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình bầu thi đua khen thưởng.


4: Phòng Giao thông:

A/ Chức năng.

Phòng Giao thông đại diện Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư về Giao thông do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

B/ Nhiệm Vụ:

1. Phòng Giao thông thay mặt Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án Giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

2. Phòng Giao thông thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng trong lĩnh vực Giao thông.

3. Chủ trì tổ chức triển khai các công việc thực hiện liên quan đến công tác đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các dự án thuộc phòng Giao thông do Ban quản lý làm chủ đầu tư (ngoại trừ công tác tài chính).

4. Tổ chức thực hiện kiểm tra hồ sơ dự án thuộc phòng Giao thông và trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Lập tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn và dự thảo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (tư vấn), dự thảo tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp, thiết bị đối với các dự án thuộc phòng Giao thông, chuyển Phòng tài chính – kế hoạch rà soát trình Giám đốc và các cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

6. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án thuộc phòng Giao thông theo quy định.

7. Tổ chức giám sát và nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế các dự án thuộc phòng Giao thông từ khi đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế được phê duyệt đến khi hoàn thành các dự án thuộc phòng Giao thông.

8. Tổ chức giám sát xây dựng, giám sát lắp đặt và nghiệm thu chi tiết, nghiệm thu các hạng mục công việc, trang thiết bị. Tổ chức nghiệm thu hạng mục, giai đoạn kỹ thuật, nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nghiệm thu hết trách nhiệm bảo hành, đảm bảo chất lượng, đúng thủ tục và thành phần quy định đối với các dự án thuộc phòng Giao thông.

9. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ thanh toán ký xác nhận theo đúng quy định và chuyển phòng tài chính kế hoạch kiểm tra, ký xác nhận trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Giao thông.

10. Phối hợp với các phòng trong việc triển khai hợp đồng, góp ý với phòng Tài chính – kế hoạch về vật tư đưa vào công trình khi thương thảo hợp đồng, theo dõi tiến độ hợp đồng, tiến độ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lập thủ tục gia hạn hợp đồng chuyển phòng Tài chính – Kế hoạch rà soát trình Giám đốc phê duyệt, đôn đốc nhắc nhở nhà thầu thực hiện gia hạn hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lưu trữ, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho kế toán và các phòng liên quan trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Giao thông.

11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và tiến độ triển khai các dự án thuộc phòng Giao thông theo nhiệm vụ được giao.

12. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý, trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án thuộc phòng Giao thông.

13. Cung cấp các thông tin đối với các dự án thuộc phòng Giao thông cho các địa phương để thực hiện công tác giám sát cộng đồng.

14. Chủ trì thực hiện công tác báo cáo giám đánh giá đầu tư và xin cấp mã dự án đối với các dự án thuộc phòng Giao thông.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

C/ Quyền hạn:

1. Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ trong Ban quản lý cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công việc của phòng.

2. Quan hệ với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp có liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng giao thông.

4. Trưởng phòng Giao thông chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp Luật trong thực hiện những công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thuộc quyền, có trách nhiệm báo cáo thường kỳ các công tác của phòng và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng phụ trách một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng.

6. Mỗi cá nhân theo chức trách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của phòng, đồng thời là cơ sở xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình bầu thi đua khen thưởng.


5: Phòng Nông nghiệp và Môi trường:

A/ Chức năng.

Phòng Nông nghiệp và Môi trường đại diện Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư về lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

B/ Nhiệm Vụ:

1. Phòng Nông nghiệp và Môi trường thay mặt Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án Nông nghiệp và Môi trường từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

2. Phòng Nông nghiệp và Môi trường thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng trong lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường.

3. Chủ trì tổ chức triển khai các công việc thực hiện liên quan đến công tác đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường do Ban quản lý làm chủ đầu tư (ngoại trừ công tác tài chính).

4. Tổ chức thực hiện kiểm tra hồ sơ dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường và trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Lập tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn và dự thảo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (tư vấn), dự thảo tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp, thiết bị đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường, chuyển Phòng tài chính – kế hoạch rà soát trình Giám đốc và các cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

6. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.

7. Tổ chức giám sát và nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường từ khi đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế được phê duyệt đến khi hoàn thành các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường.

8. Tổ chức giám sát xây dựng, giám sát lắp đặt và nghiệm thu chi tiết, nghiệm thu các hạng mục công việc, trang thiết bị. Tổ chức nghiệm thu hạng mục, giai đoạn kỹ thuật, nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nghiệm thu hết trách nhiệm bảo hành, đảm bảo chất lượng, đúng thủ tục và thành phần quy định đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường.

9. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ thanh toán ký xác nhận theo đúng quy định và chuyển phòng tài chính kế hoạch kiểm tra, ký xác nhận trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường.

10. Phối hợp với các phòng trong việc triển khai hợp đồng, góp ý với phòng Tài chính – kế hoạch về vật tư đưa vào công trình khi thương thảo hợp đồng, theo dõi tiến độ hợp đồng, tiến độ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lập thủ tục gia hạn hợp đồng chuyển phòng Tài chính – Kế hoạch rà soát trình Giám đốc phê duyệt, đôn đốc nhắc nhở nhà thầu thực hiện gia hạn hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lưu trữ, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho kế toán và các phòng liên quan trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường.

11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và tiến độ triển khai các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường theo nhiệm vụ được giao.

12. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý, trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường.

13. Cung cấp các thông tin đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường cho các địa phương để thực hiện công tác giám sát cộng đồng.

14. Chủ trì thực hiện công tác báo cáo giám đánh giá đầu tư và xin cấp mã dự án đối với các dự án thuộc phòng Nông nghiệp và Môi trường.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

C/ Quyền hạn:

1. Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ trong Ban quản lý cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công việc của phòng.

2. Quan hệ với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp có liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng Nông nghiệp và Môi trường.

4. Trưởng phòng Nông nghiệp và môi trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp Luật trong thực hiện những công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thuộc quyền, có trách nhiệm báo cáo thường kỳ các công tác của phòng và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng phụ trách một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng.

6. Mỗi cá nhân theo chức trách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của phòng, đồng thời là cơ sở xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình bầu thi đua khen thưởng.


6: Phòng Cấp thoát nước:

A/ Chức năng.

Phòng Cấp thoát nước đại diện Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư về Cấp thoát nước do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

B/ Nhiệm Vụ:

1. Phòng Cấp thoát nước thay mặt Ban quản lý thực hiện việc quản lý các dự án Cấp thoát nước từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác do Ban quản lý làm chủ đầu tư.

2. Phòng Cấp thoát nước thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng trong lĩnh vực Cấp thoát nước.

3. Chủ trì tổ chức triển khai các công việc thực hiện liên quan đến công tác đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước do Ban quản lý làm chủ đầu tư (ngoại trừ công tác tài chính).

4. Tổ chức thực hiện kiểm tra hồ sơ dự án thuộc phòng Cấp thoát nước và trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Lập tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn và dự thảo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (tư vấn), dự thảo tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp, thiết bị đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước, chuyển Phòng tài chính – kế hoạch rà soát trình Giám đốc và các cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

6. Tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước theo quy định.

7. Tổ chức giám sát và nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước từ khi đề cương nhiệm vụ khảo sát, thiết kế được phê duyệt đến khi hoàn thành các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước.

8. Tổ chức giám sát xây dựng, giám sát lắp đặt và nghiệm thu chi tiết, nghiệm thu các hạng mục công việc, trang thiết bị. Tổ chức nghiệm thu hạng mục, giai đoạn kỹ thuật, nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, nghiệm thu hết trách nhiệm bảo hành, đảm bảo chất lượng, đúng thủ tục và thành phần quy định đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước.

9. Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ thanh toán ký xác nhận theo đúng quy định và chuyển phòng tài chính kế hoạch kiểm tra, ký xác nhận trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước.

10. Phối hợp với các phòng trong việc triển khai hợp đồng, góp ý với phòng Tài chính – kế hoạch về vật tư đưa vào công trình khi thương thảo hợp đồng, theo dõi tiến độ hợp đồng, tiến độ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lập thủ tục gia hạn hợp đồng chuyển phòng Tài chính – Kế hoạch rà soát trình Giám đốc phê duyệt, đôn đốc nhắc nhở nhà thầu thực hiện gia hạn hợp đồng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lưu trữ, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho kế toán và các phòng liên quan trước khi thanh toán đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước.

11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất và tiến độ triển khai các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước theo nhiệm vụ được giao.

12. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, quản lý, trong quá trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước.

13. Cung cấp các thông tin đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước cho các địa phương để thực hiện công tác giám sát cộng đồng.

14. Chủ trì thực hiện công tác báo cáo giám đánh giá đầu tư và xin cấp mã dự án đối với các dự án thuộc phòng Cấp thoát nước.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao.

C/ Quyền hạn:

1. Được quyền yêu cầu các phòng nghiệp vụ trong Ban quản lý cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết cho công việc của phòng.

2. Quan hệ với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp có liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng Cấp thoát nước.

4. Trưởng phòng Cấp thoát nước chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp Luật trong thực hiện những công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình. Trực tiếp quản lý điều hành các nhân viên thuộc quyền, có trách nhiệm báo cáo thường kỳ các công tác của phòng và đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

5. Phó trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng phụ trách một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của phòng.

6. Mỗi cá nhân theo chức trách, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, phát huy tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, phối hợp hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân và của phòng, đồng thời là cơ sở xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, bình bầu thi đua khen thưởng.

Xem thêm

Số lượt truy cập

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI

​​Chịu trách nhiệm chính: Ông Võ Hoàng Phương - Giám Đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: Số 15A, đường Hà Huy Giáp, Khu phố 2, phường Quyết Thắng, Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (02518) 878899 - Email: bqldadtxd@dongnai.gov.vn
® ​Ghi rõ nguồn "www.bqlda.dongnai.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này​​​.